胡志明市国立大学校长武海泉副教授6月15日表示,这是该大学向总理提出的建议之一,为实现2030年跻身亚洲前100名的目标做出贡献。
他表示,这与吸引和培养年轻顶尖科学家的政策有关。从那时起,他们参与制定培训和研究项目,为国家的快速和可持续发展服务。
“如果没有突破性机制,我们很难招募到年轻科学家和领军科学家,”全先生承认。他说,很多国家已经有了这个机制,比如在中国,排名前八的学校就被赋予了教授、副教授的聘任权。
更具体地说,负责检查和法律部门的Thai Thi Tuyet Dung博士表示,胡志明市国立大学建议总理设立一个单独的理事会,以确保公共教授和副教授的审批公开透明。 。整个过程将使用该大学的预算。
试点为期5年,在内部应用。如果他们离开,科学家将无法再保住自己的职位。
关于标准,邓女士建议遵循第37号决定关于总理教授和副教授认可标准和程序的规定,但要更加灵活。例如,学校可以根据国际惯例增加一些要求,如对单位的财政贡献、对社区的政策、参与国内外科学网络等。
在解释这一建议时,她表示,现行的教授、副教授职位认定和聘任规定还存在很多问题。例如,审查过程要经过三个理事会,有很多行政程序要求;要求考生教学时间长或者根据科研论文数量计算研究分与现实不符……
按照目前的做法,教育机构在制定培训和研究项目时处于被动地位。有些专业并不在教授委员会的名单上(材料科学-技术),一些传统专业也面临着不再有顶尖教授的风险。
基于国际出版物的认可也导致了出版商业化的趋势,“掠夺性”期刊越来越多,扭曲和降低了社会对教育的信任。
胡志明市国立大学的提议得到了许多年轻科学家的支持。
据信息技术大学Le Kim Hung博士介绍,目前年轻的回国医生想要注册副教授职位需要满足年资标准(至少6年)。如果没有足够的年份,候选人需要在科学文章上获得双倍的分数,但估计文章分数很困难。
“胡志明市国立大学有更灵活的机制,将鼓励像我们这样的年轻医生更有动力做出贡献,”洪博士表示。
自然科学大学Tran Thi Nhu Hoa博士建议设定一些高于一般规定的审批标准,增加一些专业以吸引许多年轻博士到该国。
目前,教授、副教授职称的认定涉及多个环节,从大学理事会,到行业和跨学科理事会,最后到国务院。
成为教授、副教授、讲师,退休后工作时间最长可延长5年,并优先分配科技课题和项目……
到2021年底,全国在高校任职的教授682人,副教授4760人,约占专任讲师总数的7%。教授、副教授的数量是学校开设研究生培养项目(硕士、博士学位)的条件之一。
胡志明市国立大学成立于1995年,培养学生规模达9万多人,为全国最大。根据QS 2025大学排名,这所教育机构位于世界前901-950名。
Đại học Quốc gia TP HCM muốn tự phong giáo sư
Đại học Quốc gia TP HCM đề xuất được tự công nhận giáo sư, phó giáo sư trong nội bộ, thay vì thông qua hội đồng giáo sư nhà nước như hiện nay.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, hôm 15/6 cho biết đây là một trong những đề xuất của đại học này với Thủ tướng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu lọt top 100 châu Á vào năm 2030.
Theo ông, việc này gắn liền với các chính sách thu hút, bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ, đầu ngành. Từ đó, họ tham gia phát triển các chương trình đào tạo và nghiên cứu, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
"Nếu không có cơ chế đột phá, chúng ta rất khó tuyển dụng được các nhà khoa học trẻ, nhà khoa học đầu ngành", ông Quân nhìn nhận. Ông nói nhiều nước đã có cơ chế này, như ở Trung Quốc, 8 trường top đầu được trao quyền bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư.
Cụ thể hơn, TS Thái Thị Tuyết Dung, phụ trách Ban Thanh tra - Pháp chế, cho biết Đại học Quốc gia TP HCM đề xuất Thủ tướng thành lập một hội đồng riêng để đảm bảo việc xét duyệt giáo sư, phó giáo sư công khai, minh bạch. Toàn bộ quá trình này sẽ sử dụng ngân sách của đại học này.
Việc thí điểm diễn ra trong 5 năm và áp dụng trong nội bộ. Nếu rời đi, các nhà khoa học không được giữ chức danh nữa.
Về tiêu chuẩn, bà Dung đề xuất bám theo quyết định 37 về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận giáo sư, phó giáo sư của Thủ tướng nhưng linh động hơn. Chẳng hạn, trường có thể thêm một số yêu cầu theo thông lệ quốc tế như đóng góp về tài chính cho đơn vị, chính sách cho cộng đồng, tham gia mạng lưới khoa học trong và ngoài nước.
Lý giải về đề xuất, bà cho rằng các quy định hiện nay về xét công nhận và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư còn nhiều vướng mắc. Chẳng hạn, quy trình xét thông qua ba hội đồng với nhiều yêu cầu về thủ tục hành chính; yêu cầu ứng viên có thời gian giảng dạy dài hay tính điểm nghiên cứu theo số lượng bài báo khoa học là chưa chưa phù hợp với thực tế...
Với cách làm hiện nay, các cơ sở giáo dục ở thế bị động khi phát triển các chương trình đào tạo và nghiên cứu. Có ngành chưa có trong danh mục của hội đồng giáo sư ngành (Khoa học – Công nghệ vật liệu), một số ngành truyền thống có nguy cơ không còn giáo sư đầu ngành.
Việc công nhận dựa theo công bố quốc tế cũng dẫn đến xu hướng thương mại hóa công tác xuất bản, các tạp chí "săn mồi" xuất hiện ngày càng nhiều, làm méo mó và giảm sút niềm tin của xã hội đối với giáo dục.
Đề xuất của Đại học Quốc gia TP HCM được nhiều nhà khoa học trẻ ủng hộ.
Theo TS Lê Kim Hùng, trường Đại học Công nghệ Thông tin, các tiến sĩ trẻ ở nước ngoài về nước hiện vướng tiêu chí thâm niên (tối thiếu 6 năm) nếu muốn đăng ký xét chức danh phó giáo sư. Nếu không đủ năm, ứng viên cần có gấp đôi số điểm về bài báo khoa học nhưng việc ước lượng điểm bài báo khó khăn.
"Đại học Quốc gia TP HCM có cơ chế linh hoạt hơn sẽ cổ vũ cho các tiến sĩ trẻ như chúng tôi thêm động lực cống hiến", TS Hùng bày tỏ.
TS Trần Thị Như Hoa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đề xuất đặt ra một số tiêu chí xét duyệt cao hơn so quy định chung, bổ sung một số ngành để thu hút nhiều tiến sĩ trẻ về nước.
Hiện nay, việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm nhiều bước, thông qua hội đồng ở trường đại học, đến hội đồng ngành, liên ngành, cuối cùng là Hội đồng cấp nhà nước.
Trở thành giáo sư, phó giáo sư, giảng viên có thể kéo dài thời gian làm việc tối đa 5 năm sau nghỉ hưu, được ưu tiên giao đề tài, dự án khoa học - công nghệ...
Đến hết năm 2021, cả nước có 682 giáo sư, 4.760 phó giáo sư làm việc ở các đại học, chiếm khoảng 7% tổng số giảng viên cơ hữu. Số giáo sư, phó giáo sư là một trong những điều kiện để các trường mở chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).
Đại học Quốc gia TP HCM được thành lập năm 1995, quy mô đào tạo hơn 90.000 sinh viên, lớn nhất cả nước. Theo bảng xếp hạng đại học QS 2025, cơ sở giáo dục này trong top 901-950 thế giới.
https://vnexpress.net/dai-hoc-quoc-gia-tp-hcm-muon-tu-phong-giao-su-4758509.html